• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Ưu đãi mạnh hơn cho đầu tư nông nghiệp

Thứ ba - 14/01/2014 10:00
Dân Việt - Nghị định 210 vừa được Chính phủ ban hành được đánh giá là dành nhiều ưu đãi hơn cho đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, so với các chính sách khuyến khích đầu tư hiện hành.
 
Tăng nguồn lực đầu tư 
 
Bên cạnh việc giữ lại những ưu điểm của Nghị định 61, Nghị định 210 đã bổ sung những điểm mới. Về đất đai, nhà đầu tư được miễn tiền sử dụng đất nếu có dự án nông nghiệp đặc biệt ưu đãi đầu tư. Trường hợp dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư thì được giảm 70% tiền sử dụng đất. Xác định rõ mức hỗ trợ cho từng lĩnh vực, cụ thể: 
 
Chăn nuôi gia cầm công nghiệp, tập trung (2 tỷ đồng/dự án); chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung (3-5 tỷ đồng/dự án); trồng cây dược liệu (15 triệu đồng/ha); nuôi trồng hải sản trên biển (40-100 triệu đồng/lồng); đầu tư cơ sở sấy lúa, sấy phụ phẩm thủy hải sản, chế biến cà phê, chế biến thủy hải sản (2 tỷ đồng/dự án); chế biến gỗ trồng rừng (20 tỷ đồng/dự án), hỗ trợ vận chuyển (1.500 đồng/tấn/km); bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản (50% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng trong hàng rào, 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào).
 
Tháo gỡ khó khăn về đầu ra cho nông sản sẽ thu hút được đầu tư vào nông nghiệp. ( ảnh Dak Farm)
 
Đây là một bước chuyển biến tích cực, là cơ sở để kỳ vọng việc thu hút doanh nghiệp sẽ đạt kết quả khả quan hơn, góp phần tăng nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn; phát triển thị trường tiêu thụ nông sản; thúc đẩy công nghệ sản xuất và chế biến nông sản; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất và liên kết giữa các thành phần kinh tế ở nông thôn. Ngoài ra chính sách này được kỳ vọng sẽ đưa được doanh nghiệp về nông thôn, miền núi. 
 
Nhiều nút thắt cần tháo
 
Mặc dù ghi nhận được ưu đãi về vốn đầu tư là cơ hội để doanh nghiệp mặn mà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên nhiều chuyên gia cho rằng, chưa hẳn cứ có chính sách ưu đãi là doanh nghiệp sẽ đầu tư. 
 
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: Doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu lợi nhuận sẽ quyết định đầu tư nếu có lợi nhuận chứ không phải để nhận tiền hỗ trợ. Do đó Nghị định 210 sẽ không thể phát huy được hiệu quả cao nhất nếu như các yếu tố rào cản không được cải thiện như sản xuất manh mún, rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, đầu ra sản phẩm và giá cả thị trường, hiệu lực quản lý chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, vùng nguyên liệu không ổn định, việc phá vỡ hợp đồng trong liên kết nông dân–doanh nghiệp còn phổ biến...

Ông Lưu Đức Khải-Trưởng ban Chính sách nông nghiệp, nông thôn (Viện Quản lý kinh tế Trung ương), cho rằng khi nghị định này đi vào cuộc sống sẽ tạo bước đột phá lớn về đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bởi các chính sách mới đặc biệt ưu đãi so với các quy định trước đây. Trong đó có những chính sách đột phá chưa từng áp dụng cho đầu tư về nông thôn từ trước đến nay, đó là việc Nhà đầu tư có thể được hưởng hỗ trợ tới 5 tỷ đồng/dự án để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. 
 
Mai Nguyễn (ghi)
 
Theo ông Thành, để phát huy những ưu đãi này đối với doanh nghiệp cần tháo gỡ khó khăn như hoàn thiện chính sách và mở rộng bảo hiểm cho nông nghiệp để giảm thiểu rủi ro cho người dân và doanh nghiệp đầu tư trong nông nghiệp, nông thôn; tiếp tục tháo gỡ những rào cản trong phát triển nông nghiệp, nông thôn... để tạo một môi trường đầu tư cạnh tranh, lành mạnh cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư và phát triển.
 
Liên quan vấn đề này, TS Vũ Đình Ánh - Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả cho rằng: Biện pháp trước mắt để giải quyết vấn đề vốn cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân chính là tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho khu vực này thông qua xác lập cơ chế thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa chính sách với thực tế. Đồng thời, quan trọng là cần xây dựng ngay một cơ chế bảo lãnh tín dụng cho tam nông thay vì phải cầm cố hay “nộp” giấy sử dụng đất... 
Hồ Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây