• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Máy gieo hạt, bỏ phân tự động - Máy tuốt lạc, đậu phụng

Thứ hai - 11/11/2013 20:36
- Tên sản phẩm sáng chế: Máy gieo hạt, bỏ phân tự động
- Người sáng chế: Ông Nguyễn Văn Anh        
- Địa chỉ: Ấp Bể Bạc, xã Xuân Đông, huyện Cẩm Mỹ, Đồng Nai
- Mô tả công nghệ, thiết bị:             
Thấy người dân vất vả trong việc gieo hạt, chăm sóc cây ngô, cây đậu, ông Nguyễn Văn Anh đã nảy ra ý tưởng thiết kế máy gieo hẹt kết hợp với bỏ phân. Chiếc máy đa năng này có cấu tạo rất đơn giản, gồm 1 bánh dẫn, bộ truyền dây xích, hộp gieo hạt, ống dẫn hạt, lưỡi cày (lưỡi vạch hàng), bộ phận lấp đất...
 Khi gieo hạt, bánh dẫn chuyển động sẽ làm hộp gieo hạt hoạt động đưa hạt qua ống dẫn để đưa xuống mặt đất, vừa giúp gieo hạt nhanh và đều, ngoài ra người gieo hạt có thể điều chỉnh khoảng cách và mật độ hạt. Sau khi gieo hạt xong, bón phân lót rồi lấp đất phủ lại. Thông thường, sau một thời gian khi cây lớn, người dân phải bón thêm phân bằng cách bới đất lên đưa phân xuống rồi lại lấp đất lại. Tuy nhiên, do máy nhỏ gọn nên người sử dụng có thể đưa máy vào tại các luống, máy sẽ cày đất lên, đưa phân vào và lấp đất lại. Cách này nhanh và hiệu quả, tiết kiệm 5 – 7 lần so với gieo hạt và bón phân bằng tay. 
- Lĩnh vực áp dụng: Nông nghiệp.
 
 
Máy gieo hạt, bỏ phân tự động
 


- Tên sản phẩm sáng chế: Máy tuốt lạc, đậu phụng
- Người sáng chế: Anh Nguyễn Kim Chính
- Địa chỉ: Xã Cát Nhơn, Phù Cát, Bình Định
- Mô tả công nghệ, thiết bị:             
Máy có kết cấu khá đơn giản, gồm 2 trục lô bằng sắt dài khoảng 30 cm, trên đó có hàn gắn các gân xoắn. 2 trục lô nằm trên – dưới, song song, cách nhau từ 1 – 1,5 cm, có thể điều chỉnh rộng hẹp tùy cỡ trái đậu phụng. Một tấm sắt uốn cong bọc 2 trục lô, có chừa khe hở để đưa cây đậu phụng vào, và khe hở bên dưới để trái đậu sau khi tuốt thoát ra ngoài.             
Động cơ cho máy hoạt động là mô tơ điện, hay máy nổ, công suất tương đương 1,5 sức ngựa, được đặt phía dưới cùng của máy. Kích thước máy chỉ khoảng 50x90cm, trọng lượng 45 kg. Phía trước máy có gắn một bánh xe cộ rùa. Khi muốn di chuyển chỉ cần dùng 2 ống sắt gắn vào, nhấc máy lên và đẩy đi rất dễ dàng.             
Lúc máy hoạt động, người vận hành chỉ cần nhẹ nhàng đưa từng nắm cây đậu phụng từ phía bên phải vào khe giữa 2 trục lô, sao cho vừa quá phần có cụm trái. Cứ khoảng 3 giây đồng hồ là tuốt xong một nắm (khoảng 6 cây đậu phụng). Sở dĩ không sót, không vỡ hạt là do bố trí số lượng gân xoắn và độ xoắn phù hợp. Máy tuốt được 200 kg trái/giờ, tính ra tương đương 5 lao động tuốt thủ công. Giá của máy khoảng 6 triệu đồng/chiếc.             
Không chỉ dừng lại ở những sản phẩm trên, mà anh Chính vẫn đang ngày đêm mày mò để cải tiến những sản phẩm khác, có lợi cho nhà nông. Những đóng góp đó của anh Chính đã được ghi nhận, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã quyết định công nhận anh là “Điển hình sáng tạo Việt Nam”.
- Lĩnh vực áp dụng: Nông nghiệp.
 
 
Máy tuốt lạc, đậu phụng của anh Chính
Product Techmart Dak Nong

Tổng số điểm của bài viết là: 9 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây