• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Cà phê “được chứng nhận” có thể giúp nông dân Việt đổi đời

Thứ tư - 27/11/2013 20:32
BizLIVE - Cà phê được trồng một cách an toàn cho môi trường và yên tâm về mặt xuất xứ theo yêu cầu của người tiêu dùng phương Tây Cà phê “được chứng nhận” có thể giúp nông dân Việt đổi đời
Cà phê “được chứng nhận” có thể giúp nông dân Việt đổi đời
Thu hái cà phê ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Hoàng.
 
Phùng Thị Hữu – một nông dân trồng cà phê ở Đăk Lăk từ 20 năm nay – là trường hợp điển hình về mô hình phát triển cà phê bền vững để thoát nghèo tại tỉnh Tây Nguyên nổi tiếng về cà phê của Việt Nam.
 
“Cà phê đã thay đổi cuộc đời tôi”, bà Hữu, người nông dân bé nhỏ, 53 tuổi với đôi bàn tay khắc khổ và nước da sạm đen, chia sẻ. “Nhưng tôi thấy tương lai sẽ tốt hơn nhiều.”
 
Bà là một trong hàng nghìn nông dân Việt Nam được hưởng lợi từ cây cà phê. Cà phê giúp bà mở rộng trang trại vốn rất tồi tàn trước kia, mua xe máy cho mọi người trong gia đình và mở ra nhiều cơ hội cho các cháu nội ngoại.
 
Việt Nam, nhà sản xuất cà phê robusta lớn nhất thế giới, muốn tìm kiếm lợi nhuận từ mô hình phát triển cà phê bền vững do Nestle và Tập đoàn Mondelez International khởi xướng, nhằm đảm bảo cà phê được trồng một cách an toàn cho môi trường và yên tâm về mặt xuất xứ theo yêu cầu của người tiêu dùng phương Tây.
 
“Người tiêu dùng muốn có cảm nhận tốt về loại cà phê mà họ đang uống”, Francesco Tramontin, Giám đốc Phát triển cà phê bền vững khu vực châu Âu tại Mondelez, nhà sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới sau Nestle, nhận định. “Họ muốn những hãng sản xuất cà phê lớn như chúng tôi hành động. Chúng tôi, vì vậy, phải đảm bảo chất lượng ở mức tốt nhất.”
 
Mondelez, chủ sở hữu của những thương hiệu cà phê như Gevalia, Kenco và Grand Mere, cho biết, tất cả các loại cà phê hạt sử dụng để chế biến thành cà phê thành phẩm bán ở châu Âu đều sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn về phát triển bền vững do các ủy ban chứng thực như Rainforest Alliance và 4C ban hành vào 2015. Nestle đã cam kết mua hơn 180.000 tấn cà phê hạt được chứng nhận tiêu chuẩn trên toàn thế giới vào 2015, Hans Joehr, Giám đốc toàn cầu Phụ trách nông nghiệp của Nestle, tiết lộ trong một email.
 
Cà phê có chứng nhận đắt khách hơn
 
“Những người rang xay cà phê cũng muốn được kinh doanh ổn định,” Nguyễn Đức Tuấn Vinh, Tổng Giám đốc công ty Nedcoffee Việt Nam, nói.
 
Nestle, Mondelez và nhiều công ty khác đang cung cấp các khóa đào tạo miễn phí cũng như mức giá thu mua cà phê hạt đã được chứng nhận tiêu chuẩn cho nông dân ở vùng cao nguyên miền Trung, Flavio Corsin, Giám đốc của IDH Sustainable Trade Việt Nam, một tổ chức chuyên phát triển các chương trình trồng trọt và là đối tác của nhiều công ty nông nghiệp lớn như DE Master Blenders và Tchibo GmbH. Nestle đã đào tạo cho khoảng 40.000 nông dân trồng cà phê.
 
Các trang trại được chứng nhận bởi các nhà kiểm chứng độc lập và phải tuân theo một quy trình nhất định, ví như quy định về sử dụng nước, bảo tồn động vật hoang dã và bảo vệ người lao động, Corsin nói. Cà phê hạt có thể được truy nguyên xuất xứ ngược trở lại trang trại đã sản xuất ra nó, ông cho hay.
 
Một báo cáo của Rainforest Alliance hồi tháng 5 cho thấy các trang trại cà phê được chứng nhận ở Colombia rất đắt khách, tỷ lệ người nông dân sử dụng phương pháp trồng trọt tiên tiến cao, giúp năng suất cải thiện rõ rệt và một số nơi doanh thu ròng đã tăng gấp đôi.
 
Việc áp dụng chương trình chứng nhận cà phê ở Việt Nam diễn ra trong bối cảnh giá cà phê hạt giảm 35% từ một mức giá cao trong tháng 3, xuống còn 29.600 đồng (1,40 USD) một kilogram vào tháng 11, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010, đe dọa thu nhập của người nông dân, theo số liệu của Trung tâm Du lịch và Thương mại Đăk Lăk. Giá cà phê robusta tương lai tại London ngày 22/11 cũng đã giảm mạnh 19% tính từ đầu năm, còn 32.400 đồng/kg.
 
Áp dụng mô hình phát triển cà phê bền vững tại Việt Nam có thể thúc đẩy sản lượng thêm 10% cho nông dân và gia tăng thu nhập thêm trung bình 30%, IDH tính toán. Cà phê được chứng nhận tiêu chuẩn sẽ lấy đi của nông dân thêm 500 đồng chi phí, nhưng doanh thu sẽ tăng thêm từ việc năng suất được nâng lên và chi phí thì giảm đi, Corsin phân tích.
 
Đăk Lăk, vùng sản xuất cà phê lớn nhất Việt Nam, ước tính chiếm gần 1/3 sản lượng cà phê thu hoạch của cả nước, đang áp dụng quy trình trồng trọt mới. Đặc thù của tỉnh là có nhiều trang trại cà phê nhỏ kết nối với nhau.
 
“2-3 năm trước đây, hầu như chẳng ai áp dụng quy trình này”, Huỳnh Văn Phước, một nông dân ở Đăk Lăk nói. Quy trình rang xay cà phê mới khiến cho cà phê có hương vị thơm ngon hơn nhiều. “Người nông dân có thể nâng vị thế thương hiệu của họ với chất lượng tốt hơn. Chúng tôi mong giá cả ổn định để cuộc sống khấm khá hơn.”
 
Chuẩn hóa quy trình chứng nhận
 
Việc chứng nhận cà phê là vẫn đang trong quá trình chuẩn hóa, Corsin nói.
 
Không phải mọi sản phẩm cà phê được chứng nhận đều được sản xuất theo một cách như nhau bởi có những quy định, hướng dẫn khác nhau mà các cơ quan chứng nhận sử dụng. Chứng nhận không hẳn là sự đảm bảo sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn bền vững bởi người trồng rất có thể không sử dụng phương pháp mới nhất để giảm thiểu tác động tới môi trường, ông nói thêm.
 
Còn một mối băn khoăn nữa là chi phí khi áp dụng các tiêu chuẩn mới có thể tạo ra rào cản thị trường cho các trang trại nhỏ Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO) nói trên website của mình liên quan đến các chương trình sản xuất cà phê bền vững.
 
“Vẫn chưa thể chắc chắn được liệu lợi ích khi tham gia một chương trình như vậy có lớn hơn chi phí bỏ ra không,” tổ chức này phân vân.
 
Sản lượng cà phê được chứng nhận đã tăng lên 660.000 tấn trong mùa vụ 2012 – 2013 từ mức 330.000 tấn của một năm trước đó, theo lời ông Nguyễn Đức Tuấn Vinh. Nông dân Việt Nam đã thu hoạch 1,5 triệu tấn cà phê hạt trong mùa vụ 2012 – 2013 và 1,65 triệu tấn trong mùa 2011 – 2012, theo số liệu của Bloomberg. Những con số này cho thấy cà phê hạt đạt tiêu chuẩn chiếm khoảng 44% tổng sản lượng cà phê, so với chỉ 20% của một năm về trước.
 
Với tốc độ như hiện nay, tiến tới hơn 80% cà phê của Việt Nam sẽ được sản xuất theo quy trình bền vững vào năm 2012, Corsin cho biết.
 
Nông dân trồng cà phê như bà Hữu rất lạc quan về cách làm mới, tin tưởng điều này sẽ tiếp tục cải thiện cuộc sống của họ. Kể từ khi bà áp dụng phương pháp trồng trọt mới thân thiện môi trường năm 2011, chi phí trồng trọt giảm tỏng khi sản lượng và chất lượng hạt cà phê được nâng cao.
 
“Tôi không thể mở rộng thêm đất trồng vì nguồn đất chỉ có hạn, vậy nên tôi phải học cách làm tăng năng suất. Trước đây, gia đình tôi chỉ đủ ăn và mọi nguời trong gia đình đi lại bằng xe đạp, nhưng với mô hình trồng cà phê bền vững mới, cuộc sống của chúng tôi đã tốt lên rất nhiều và sẽ tiếp tục như vậy”, bà phấn khởi nói.
 
Theo Bloomberg

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây