• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

HỘI THẢO ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CÁC ĐỊA PHƯƠNG CÓ BIÊN GIỚI TIẾP GIÁP VỚI CAMPUCHIA

Thứ sáu - 06/12/2013 19:27
Ngày 6-12, tại TP Buôn Ma Thuột đã diễn ra Hội thảo đánh giá năng lực hội nhập kinh tế quốc tế các địa phương có biên giới tiếp giáp với Campuchia do Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế phối hợp với UBND tỉnh tổ chức.
 
Ông Đinh Văn Khiết- Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Vụ Kinh tế- Bộ Công thương và 9 tỉnh có biên giới tiếp giáp với Campuchia (gồm: Dak Nông, Kon Tum, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) đã về dự.
 
Ông Đinh Văn Khiết- Phó chủ tịch UBND tỉnh Dak Lak phát biểu khai mạc hội thảo
 
 
Tại hội thảo, đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày các báo cáo chuyên sâu nhằm đánh giá năng lực hội nhập của các địa phương có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia- là nhóm điển hình cho tiềm năng phát triển thương mại biên giới, kinh tế cửa khẩu dựa trên những đặc thù về địa lý, văn hóa, nguồn nhân lực… Trong đó, các yếu tố: Con người và chính sách áp dụng, thể chế, du lịch, đầu tư, thương mại được xác định là những yếu tố liên quan trực tiếp đến năng lực hội nhập kinh tế của các địa phương.
 
 
Quang cảnh hội thảo
 
Báo cáo tại hội thảo cũng đã đánh giá sự phù hợp giữa tầm nhìn chiến lược của địa phương đối với năng lực hội nhập hiện tại để từ đó khuyến nghị các điều chỉnh cần thiết cho việc thu hút nguồn lực cho phát triển bền vững, phù hợp với các điều kiện đặc thù của từng địa phương. Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, cần có chính sách, cơ chế phù hợp để phát triển ngành công nghiệp và sản phẩm hàng tiêu dùng cho các tỉnh có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia, trong đó, chú trọng hỗ trợ về giao thông vận tải, tạo cơ hội cho việc sử dụng tối đa nguồn nhân lực tại chỗ…
 
 
Đ. L

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây