• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy: Rút ngắn khoảng cách từ mô hình đến ứng dụng đại trà

Thứ tư - 18/06/2014 21:21
Để thực hiện chủ trương phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong những năm qua, các địa phương trên toàn tỉnh đã xây dựng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi có hàm lượng khoa học công nghệ cao, cho năng suất, sản lượng lớn.
Tuy nhiên, ngoài một số mô hình đã được áp dụng, nhân rộng, rất nhiều mô hình dù được đánh giá là thành công nhưng rất khó đưa ra sản xuất đại trà vì nhiều nguyên nhân.
 
Được đánh giá có nhiều lợi thế nhưng diện tích cây ăn trái có múi của Gia Nghĩa vẫn còn ít, do vốn đầu tư lớn, đòi hỏi kỹ thật cao nên nhiều hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư
 
Qua đợt khảo sát tình hình thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn đến 2020 trên địa bàn toàn tỉnh cho thấy, từ sự tiên phong của một số nông dân, sự hỗ trợ kịp thời của Nhà nước, rất nhiều mô hình kinh tế đang mang lại thu nhập cao cho người dân.
 
Huyện Tuy Đức có các mô hình như trồng măng tây xanh; mắc ca; khoai lang Nhật Bản; các loại rau, hoa… Thị xã Gia Nghĩa nổi bật với những mô hình trồng hoa trong nhà vòm, trồng các loại cây ăn quả có múi. Đắk Mil với một số cây truyền thống có thương hiệu như bơ, xoài… Đắk R’lấp được biết đến với các mô hình chăn nuôi cho thu nhập cao như nuôi lợn rừng, nhím, đà điểu… 
 
Hầu hết ở các lĩnh vực, nhóm cây, con, các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh đều đã có mô hình thử nghiệm thành công. Đây chính là triển vọng để chúng ta tiếp tục nhân rộng, đưa vào áp dụng đại trà để hình thành các vùng, nhóm sản xuất chuyên canh có ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tạo ra giá trị sản phẩm đầu ra lớn cũng như ổn định thị trường đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp.
 
Thực tế cho thấy, trên cơ sở mô hình, một số địa phương đang từng bước mở rộng quy mô sản xuất. Đơn cử như sau 4 năm trồng thử nghiệm hơn 2 ha mắc ca, hiện nay, địa bàn huyện Tuy Đức đã mở rộng diện tích loại cây này lên hơn 200 ha.
 
Theo định hướng chiến lược của tỉnh đến 2020, toàn huyện sẽ phát triển khoảng từ 1000 đến 1500 ha cây mắc ca, đáp ứng yêu cầu thị trường. Ngoài mắc ca, Tuy Đức cũng đã thành công với việc đưa mô hình khoai lang Nhật Bản vào sản xuất đại trà. Thế nhưng, những mô hình như đã nêu chỉ mới chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với các mô hình được Nhà nước, người dân đầu tư thực nghiệm hiện nay.
 
Phần lớn các mô hình nông nghiệp có hàm lượng khoa học vẫn đang phải chịu chung một thực trạng là khó đưa ra áp dụng đại trà vì nhiều nguyên nhân như vốn đầu tư, trình độ sản xuất, quá trình chuyển giao khoa học công nghệ và cam kết đầu ra ổn định cho sản phẩm. Ví dụ như việc triển khai đề án tái canh cây cà phê được xem là cơ hội để nông dân nâng cao giá trị sản xuất của cây trồng chủ lực này nhưng tiến độ triển khai rất chậm.
 
Hàng năm, các địa phương chỉ đưa vào kế hoạch tái canh cây cà phê với diện tích rất khiêm tốn trên cơ sở nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình dự án cũng như khả năng chuyển giao khoa học công nghệ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật địa phương. Chưa kể đến, đối với một số cây, con mới, khi triển khai mô hình thì hiệu quả nhưng nếu đưa ra sản xuất đại trà thì mức độ thành công lại không cao nên các địa phương chưa mạnh dạn.
 
Cụ thể, để thay thế các cây trồng truyền thống bằng những cây trồng mới, vấn đề đầu tiên đặt ra là vốn đầu tư. Tiếp đến, với quy mô là mô hình, cán bộ kỹ thuật có thể cầm tay chỉ việc nhưng khi đưa ra đại trà thì mọi vấn đề hầu như phó mặc cho người nông dân nên những cây con có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao rất khó triển khai. Vì lý do này mà khi triển khai các mô hình nông nghiệp, cơ quan chức năng một là dựa trên cơ sở, tiền đề mô hình tự phát của người dân hoặc phải “chọn mặt, gửi vàng”, tức chọn những hộ dân có kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi và tiềm lực về vốn.
 
Rõ ràng, phát triển các mô hình được xem như là bước khởi động trên lộ trình phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao. Vì thế, muốn lộ trình này được rút ngắn, vấn đề đầu tiên là chúng ta phải rút ngắn được khoảng cách từ mô hình đến ứng dụng đại trà.
 
Để làm được điều này, ngoài sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề về vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân, một yếu tố quan trọng là các mô hình sau khi thực nghiệm thành công phải đảm bảo được vai trò hạt nhân trong mở rộng quy mô bằng việc truyền đạt kỹ thuật, cam kết cầu nối bao tiêu sản phẩm.
 
Bên cạnh đó, chủ nhân của các mô hình cũng phải thể hiện được vai trò chủ thể trong việc liên kết các tổ, nhóm đồng sở thích, thậm chí là cả mô hình hợp tác xã để từng bước hình thành, mở rộng quy mô, diện tích và đối tượng hưởng lợi, góp phần nâng cao giá trị kinh tế chung cho ngành nông nghiệp toàn tỉnh.
 
Bài, ảnh: Hà An

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây