• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Đẩy nhanh Dự án Vườn ươm công nghệ Việt-Hàn

Thứ sáu - 08/08/2014 20:06
(Chinhphu.vn) - Dự án “Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc” có tổng vốn đầu tư trên 21 triệu USD, trong đó Chính phủ Hàn Quốc tài trợ 17,7 triệu USD, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam là 3,4 triệu USD.

Phối cảnh dự án “Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc”.
Tại buổi báo cáo tiến độ thực hiện dự án “Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc”  (KVIP), tổ chức ngày 8/8, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Cần Thơ cho biết đầu tháng 6/2015, dự án nói trên sẽ chính thức hoạt động tại địa phương. 
 
Đến nay, dự án đã hoàn thành 32% khối lượng công trình. Đến hết quý 1/2015, phía Hàn Quốc sẽ tập huấn, đào tạo nghiệp vụ vận hành dự án cho đội ngũ nhân sự Việt Nam; thành lập Hội đồng thành viên Vườn ươm gồm 6 thành viên người Hàn Quốc, 6 thành viên người Việt Nam; thành lập Trung tâm Phát triển Vườn ươm Công nghệ công nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc có chức năng quản lý, vận hành vườn ươm; mua sắm trang thiết bị hiện đại, thân thiện với môi trường phục vụ công tác nghiên cứu, chế tạo các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao thuộc lĩnh vực nông thủy sản và cơ khí chế tạo. 
 
Giám đốc Điều hành dự án KVIP cho biết, mục tiêu của dự án là xây dựng các cụm công nghiệp thuộc 3 ngành, gồm gạo, thủy sản, cơ khí nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh về giá gạo của đồng bằng sông Cửu Long trên thị trường quốc tế; thu hút thêm nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành chế biến gạo (theo chuẩn quốc tế) trong vùng; phát triển, mở rộng xuất khẩu các loại thủy sản có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế và kỹ thuật nuôi, sản xuất thức ăn thủy sản, chế biến thủy sản hiện đại. 
 
Bên cạnh đó, dự án KVIP còn giúp phát triển ngành Cơ khí nông nghiệp với các sản phẩm “Made in Viet Nam” có tỷ lệ nội địa hóa 95% trong 10 năm tới; giúp xây dựng cơ chế phát triển doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp chế tạo máy nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long mở rộng hoạt động hiệu quả trong phạm vi quốc gia, quốc tế. 
 
Vũ Trọng (theo TTXVN)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây