• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Nông lâm trường quốc doanh sau chuyển đổi: tương lai mờ mịt

Thứ ba - 22/09/2015 14:27
Việc quản lý các công ty nông, lâm trường rất lỏng lẻo, phó mặc cho các nông, lâm trường sau chuyển đổi tự bơi. Ảnh: T.L (TBKTSG) - Số phận của hàng trăm nông, lâm trường, dù đã mang danh các công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một, hai thành viên ngày càng mờ mịt.
Cách đây bốn tháng, tại cuộc họp của Ban chỉ đạo đổi mới và sắp xếp doanh nghiệp trung ương với các bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đề nghị Chính phủ cho thoái lui nhiệm vụ của NHNN trong việc xử lý các khoản nợ của công ty nông lâm nghiệp vì cơ chế xử lý nợ đã được quy định rất cụ thể tại nhiều văn bản khác. Cho đến phiên giải trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) và các bộ ngành liên quan với đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần trước về vấn đề này, người ta mới hiểu vì sao NHNN lại muốn thoái lui đến vậy.
 
Sống dở, chết dở
 
Tại phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh (2004-2014) diễn ra tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tuần trước), có báo cáo của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường về tình hình các nông lâm trường sau 10 năm chuyển đổi. Người ta từng hy vọng rằng, các nông lâm trường quốc doanh sẽ có những chuyển biến mới. Nhưng đến nay, số phận của hàng trăm nông, lâm trường dù đã mang danh các công ty cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn một, hai thành viên, ngày càng mờ mịt.
 
Sau 10 năm, từ 185 nông trường, công ty nông nghiệp nay còn lại 145 công ty, giảm được 40 đầu mối. Từ  256 lâm trường chuyển sang mô hình 148 công ty lâm nghiệp.
 
Tài sản lớn nhất của các nông, lâm trường là đất đai. Nhưng do sự chuyển đổi chỉ mang tính hình thức mà cách quản lý, bộ máy lãnh đạo và cách thức kinh doanh mới không được xây dựng cùng với sự chuyển đổi, nên thực tế không có việc rà soát đất đai thực địa, không hoàn tất thủ tục giao đất, cho thuê đất.
 
Dù các công ty nông, lâm trường do Bộ NN&PTNT và UBND các tỉnh, thành phố quản lý (không tính các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn do Bộ Quốc phòng quản lý) nhưng quản lý rất lỏng lẻo, phó mặc cho các nông, lâm trường sau chuyển đổi tự bơi. Còn theo Bộ NN&PTNT, chính quyền địa phương thiếu quan tâm, quản lý đất đai không thể hiện được vai trò quản lý nhà nước. Bộ này còn cho rằng, một số công ty chưa nhận thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong quản lý, sử dụng đất dẫn đến tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài...
 
Trong số gần 7,5 triệu héc ta đất rừng, đất nông nghiệp mà các nông lâm trường được giao, hiện có 15.137 héc ta bị lấn chiếm, chồng lấn, chuyển nhượng trái pháp luật. Chưa kể hơn 78.000 héc ta khác chưa sử dụng và 428.515 héc ta sử dụng vào các mục đích khác.
 
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tiến Sinh (tỉnh Hòa Bình) yêu cầu Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời câu hỏi: Sau khi chuyển đổi mô hình, người dân tại các nông lâm trường được gì, mất gì? Nhà nước được gì, mất gì? Ông đề nghị làm rõ việc chuyển đổi mô hình từ các nông lâm trường sang các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì tài sản nhà nước sang tay tư nhân thất thoát ra sao? Thậm chí nhiều doanh nghiệp chuyển đổi mô hình, lên sàn chứng khoán với giá cổ phiếu cao chót vót nhưng người dân tại các nơi không có đất sản xuất, sống lay lắt.
 
Tình trạng một số UBND tỉnh cho các công ty Trung Quốc thuê đất trồng rừng tại Quảng Nam, Lạng Sơn... từ năm 2008 đến nay mới được giải quyết. Nếu không bị dư luận lên tiếng, hàng ngàn héc ta rừng đã được tạm giao hoặc cho các công ty Trung Quốc thuê với thời hạn lên đến 50 năm. Ví dụ như tỉnh Quảng Nam đến tháng 6-2015 mới thu hồi 1.100 héc ta đất đã tạm giao từ nhiều năm trước đó.
 
Từ “tranh tối, tranh sáng” đến ra cơ chế thị trường
 
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội Chu Sơn Hà đã rất cay đắng với cùng một câu hỏi: “Đến bao giờ đổi mới được nông, lâm trường có hiệu quả? Và trách nhiệm của Bộ NN&PTNT ở đâu trong việc xử lý những vấn đề tại các nông lâm trường?”.
 
Tình trạng “sống dở, chết dở” của các công ty nông, lâm trường đã kéo dài suốt nhiều năm qua. Vậy nhưng Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, bộ này cũng có trách nhiệm thiếu đôn đốc, giám sát dù mọi chủ trương, chính sách của Nhà nước với các công ty nông, lâm trường đều có sẵn.
 
Rõ ràng các bộ ngành, UBND tỉnh không có lối ra, đổ trách nhiệm cho nhau trong việc để các nông, lâm trường 10 năm sau khi chuyển đổi vẫn sống trong cảnh “tranh tối, tranh sáng” và ngập đầu trong các khoản nợ, cũng không vay được vốn để tiếp tục đầu tư, sản xuất, dẫn đến tình trạng luôn ngấp nghé bờ vực phá sản.
 
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới dừng ở bước khảo sát, yêu cầu các bộ giải trình về thực trạng quản lý đất đai tại các nông lâm trường. Do đó, bản báo cáo của các bộ đã không có một dòng nào đề cập tình hình vay nợ của các nông lâm trường đến nay là bao nhiêu hay đời sống của cán bộ, công nhân viên nông lâm trường sau khi chuyển đổi thế nào.
 
Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) từ năm 2007, khi bắt tay tham gia vào quá trình xử lý nợ tại các nông, lâm trường đã cho rằng, Bộ NN&PTNT đã không đề ra được giải pháp cụ thể nào trong việc xử lý tài chính tại các nông lâm trường (hầu hết thua lỗ) mà chỉ nêu ra các giải pháp chung chung.
Còn NHNN, khi được Chính phủ yêu cầu xây dựng thông tư hướng dẫn xử lý các khoản nợ vay của các công ty nông, lâm trường đã đề nghị không tham gia vào việc này do đã có rất nhiều cơ chế xử lý nợ sẵn có, nếu xây dựng thêm sẽ chồng chéo.
 
Tuy nhiên, đến ngày 20-8 vừa qua, NHNN vẫn ban hành Thông tư 11/2015 hướng dẫn xử lý các khoản nợ vay của các công ty tại các tổ chức tín dụng. Nguyên tắc xử lý các khoản nợ này là theo cơ chế thị trường, chứ không cấp bù số tiền nợ gốc hay lãi vay để các công ty trả cho ngân hàng hoặc dùng biện pháp hành chính yêu cầu giảm trừ số nợ gốc và lãi. NHNN yêu cầu các công ty nông, lâm trường phải xây dựng phương án trả nợ khả thi để các ngân hàng xem xét, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Các khoản nợ khi nông lâm trường chuyển đổi phải được bàn giao đầy đủ khi chuyển mô hình và phải được các ngân hàng đồng ý...
 
Đã đến lúc không thể nói mãi về thực trạng “sống dở, chết dở” của các công ty nông, lâm trường. Khi những người có trách nhiệm lại tiếp tục đi bên lề mớ bòng bong ấy thì mọi sự đổi mới sẽ chỉ mang tính hình thức mà không giải quyết được bất cứ vấn đề gì.
 
Lan Nhi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây