• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Nông nghiệp đang “thua” ở khâu chế biến, bảo quản

Thứ tư - 20/11/2013 20:14
(Chinhphu.vn) - So sánh lợi thế giá trị sản phẩm nông-ngư nghiệp của Việt Nam với một số nước trong khu vực, Bộ trưởng Cao Đức Phát không lo ngại về yếu tố giống mà cho là ta đang “thua” ở khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch.
 
Bộ trưởng Cao Đức Phát. Ảnh VGP/Nhật Bắc
 
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đơn cử như hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ, do không có công nghệ bảo quản nên giá trị và chất lượng hải sản giảm tới 30%, làm tốn công sức, tiền của của ngư dân. Việc hao hụt giá trị, chất lượng nông phẩm cũng tương tự khi công nghệ bảo quản của ta chưa được nghiên cứu đầy đủ và áp dụng rộng rãi.
 
Để khắc phục hạn chế này, ngành nông nghiệp và ngành khoa học công nghệ đang tập trung nghiên cứu các phương pháp phòng ngừa dịch bệnh, xây dựng hệ thống bảo quản chế biến sau thu hoạch tiên tiến để đảm bảo giá trị nông sản.
 
“Chúng tôi đã thúc đẩy việc đưa một số tiến bộ khoa học công nghệ vào trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị từ khâu làm giống cho tới khâu canh tác, bảo quản, chế biến và xuất khẩu”, Bộ trưởng KHCN Nguyễn Quân nói.
 
Còn Bộ trưởng Cao Đức Phát nêu ví dụ cụ thể về mô hình chuỗi giá trị sản xuất an toàn trong nông nghiệp đang được thực hiện ở Công ty bảo vệ thực vật An Giang. Hiện khu vực này đang trồng giống lúa OMEGA 3, cho loại gạo tốt cho những người bị bệnh tiểu đường bán với giá rất cao (75.000 đồng/kg) cho thị trường Nhật Bản. Nếu như chúng ta tăng sản lượng của loại gạo này và đảm bảo khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch thì chắc chắn đem lại lợi nhuận rất lớn cho bà con nông dân ở các tỉnh Nam Bộ.
 
Để nâng cao chất lượng bảo quản, Bộ KHCN đã đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của Nhật Bản, sắp tới có thể đưa công nghệ này phục vụ cho bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ, hướng tới có thể xuất khẩu trực tiếp ở quy mô công nghiệp.
 
“Với công nghệ này, Nhật Bản có thể bảo quản hải sản nhiều năm, có thể tới 7-8 năm, thậm chí là 10 năm mà chất lượng vẫn như là vừa đánh bắt. Hy vọng nếu chúng ta làm chủ được công nghệ này và mở rộng ra quy mô công nghiệp thì chúng ta có thể cạnh tranh được với Thái Lan về nông nghiệp”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
 
Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ của nước ngoài, Bộ trưởng Nguyễn Quân cho biết, trong số 10 chương trình trọng điểm cấp Nhà nước về khoa học công nghệ, đã có 2 chương trình phục vụ trực tiếp cho ngành nông nghiệp là: Chương trình về công nghệ sinh học và chương trình bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Nhiều thành tựu trong hai chương trình này cũng đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất và đã đem lại hiệu quả. 
 
Với hướng đầu tư và việc thực hiện chiến lược phát triển khoa học công nghệ mà Thủ tướng phê duyệt, có thể yên tâm tới năm 2020 KHCN trong nông nghiệp của chúng ta có được vị trí cao hơn so với vị trí hiện nay, còn có thể nằm trong top 3-4 trong khu vực.
 
Thành Chung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây