Quả thanh long Đài Loan có 3 loại: Thanh long vỏ đỏ ruột đỏ, thanh long vỏ đỏ ruột trắng, thanh long vỏ vàng ruột trắng, đều có tên quốc tế Hylocereas; tên khoa học H. Undatus Britton & Rose, S. Megelanthus moran. Giống cây thanh long Đài Loan có 4 loại:
+ Ruột trắng vỏ đỏ: Là giống cây của Việt Nam được đem về Đài Loan năm 1988.
+ Ruột trắng vỏ đỏ: Dòng từ Mêhicô, du nhập vào Đài Loan năm 1995.
+ Ruột trắng vỏ vàng: Được đưa vào từ Mêhicô,
+ Ruột đỏ vỏ đỏ: Du nhập từ một số quốc gia như Đài Loan, Colombia nhưng các dòng này chưa thể hiện khả năng vượt trội về khả năng đậu quả, kích thước và chất lượng quả tại một số địa bàn trong nước. Riêng Dòng thanh long lai TLL2-1 được tổ hợp giữa ưu thế của cây bố ruột đỏ Colombia và dạng quả lớn, năng suất, chất lượng, sức sinh trưởng của thanh long ruột trắng Bình Thuận nên chênh lệch về hiệu quả thu nhập khá lớn so với dòng thanh long ruột đỏ nguyên bản hiện có xuất hiện ở một số điểm cung cấp cây giống tại nhiều địa bàn
Thanh long ruột đỏ thích nghi với nơi có nhiều ánh sáng, dưới ánh sáng cao, độ đường tăng, nhiệt độ thích hợp từ 15 – 35oC, nếu dưới nhiệt độ đó cây sẽ phát triển chậm hoặc không sinh trưởng được. Do đó khi trồng cây tận dụng hướng nam và đông nam, nơi có đất đai bằng phẳng và ánh sáng nhiều. Là cây có tính chống hạn thích hợp với các loại đất ở trên núi đá hay bờ rào ở nông thôn và vùng ven biển, đất có tỷ lệ hạt dính 20%, hạt cát 40%, hạt đất 40% sẽ giúp cho cây thanh long hấp thụ dinh dưỡng, hàng tháng lượng mưa từ 50 – 100mm thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Làm đất và bón phân
Thanh long ruột đỏ dễ trồng, không yêu cầu cao về nước tưới và dinh dưỡng, cây thanh long thích hợp phân hữu cơ, phân rác cso bổ sung phân lân kết hợp tủ gốc tủ gốc trong mùa khô, lượng bón 1 bao tải cho 3 -4 gốc
– Với đất bằng: Cày xới đất tạo các mô, líp có rãnh cạn thoát nước trong mùa mưa
– Đối với đất dốc: Độ dốc dưới 15 độ phải cuốc rộng, phía trong thấp hơn phía ngoài 10 – 15cm để giữ nước chống xói mòn.
– Đối với đất đồi: Trên 15 độ trồng từng khóm khoảng cách giữa các khóm 2 x 2m.
– Đối với đất núi đá sỏi: Mỗi hố trồng phải có đường kính 1m trở lên, độ sâu 30cm, đá xung quanh phải đập vụn, sử dụng 50% đất mượn, 30% cát mịn, 20% phân hữu cơ và ít vôi bột cho xuống hố.
Cần chú ý trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ, không phun vào cây và xung quanh bộ rễ. Khi cây được nửa năm thì rễ đã phủ toàn bộ mặt đất không sử dụng được thuốc diệt cỏ, nên cần che đậy để giảm cỏ mọc.
Cách trồng và chăm sóc
Trồng cây khoảng cách: 2,5 x 2- 2,5m, hố đào 60x 60x 60cm, trồng sâu 5 – 10cm, khi trồng đào hố dựng cột (cột có thể bằng xi măng hoặc gỗ) trên mỗi đầu cột cố định 2 thanh sắt chữ thập và gắn 1 chiếc lốp xe honda để tạo điểm tựa khi ngọn bò lên, mỗi hố trồng từ 2 - 4 cây con xung quanh cột, kết hợp bấm ngọn khi cây phát triển để tạo 4-6 thân quanh trụ.
Cây thanh long có rể khí sinh nên việc sử dụng trụ xi măng cũng cần kệp thêm một trụ gổ vừa giũ ẩm cho các rể khi sinh trên thân
Để cây thanh long mau lớn và đạt sản lượng cao cần giữ gìn bộ rễ không để tổn thương do ánh nắng mặt trời, do úng nước, gió bão... Đồng thời cắt xén những cành cây không thể mọc mầm và ra quả ngắt bớt hoa và theo dõi tình hình hoa nở và kết quả, mỗi cành nên để 3 – 4 quả. Cần chống nóng với những cây con mới trồng.
Bón phân cho cây con từ 3-4 lần/năm và khi cây cho quả bón vào các thời điểm theo mùa vụ quả: Sau thu hoạch kết hợp tỉa cành ; Sau khi đậu trái 15 ngày và trước khi thu hái khoảng 25 ngày, Hàng năm trước khi vào mùa đông cần chống rét và giai đoạn gần thu hoạch, khi bón phân phải tăng kali cho cây