• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Ruồi đục trái

Thứ hai - 02/01/2017 18:30
Ruồi đục trái trên cây ăn quả
 
Tên khoa học: Dacus dorsalis
Họ: Trypetidae
Bộ: Diptera
   Triệu chứng
Ruồi đục trái gây hại trên xoài và nhiều loại trái cây khác như ổi, cam, quít, táo gai, đu đủ. Dòi đục vào quả làm quả bị thối, nơi bị hại có vết thâm khi ấn nhẹ vào dịch nước sẽ rỉ ra.
 
   Đặc điểm hình thái
- Trưởng thành dài 7-9 mm, ngực có màu nâu đỏ, cánh trong suốt, mép cánh có sọc đen, lưng bụng có sọc đen, chân màu vàng.
- Trứng dài 1mm có màu trắng sữa, sắp nở có màu vàng nhạt.
- Ấu trùng thuộc dạng dòi không chân, màu trắng trong khi mới nở và màu vàng rơm khi đẫy sức.
- Nhộng dài 5-7 mm. Mới hóa nhộng có màu vàng nâu, sắp hóa trưởng thành có màu nâu đỏ.
 
   Đặc điểm sinh học và sinh thái
- Sau khi vũ hóa khoảng 7 - 15 ngày ruồi bắt đầu đẻ trứng trực tiếp vào trong trái. Thời gian ủ trứng khoảng 1-2 ngày.
- Giai đoạn ấu trùng kéo dài 6-35 ngày. Khi phát triển đầy đủ, dòi chui ra khỏi trái rơi xuống đất hóa nhộng, độ 10 ngày sau thì nhộng lại nở ra thành ruồi.
- Hàng năm ruồi xuất hiện nhiều vào tháng 5. Ruồi có đặc tính ăn thêm, đặc biệt ưa thích mùi prôtein thủy phân và mùi mật đường.
- Ruồi có thể sống được 20-40 ngày.
- Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc thủng vỏ trái đẻ trứng thành chùm vào chỗ phần tiếp giáp giữa vỏ và thịt. Dòi non nở ra đục ăn thịt trái, làm trái bị thối và hư.
 
   Biện pháp phòng trừ
- Sử dụng túi nylon để bao trái.
- Thu hoạch kịp thời, nhặt trái rụng đem hủy.
- Diệt nguồn nhộng trong vườn bằng cách rắc Basudin 10G với liều lượng 100g/ 1 gốc cam.
- Dùng bẫy mồi diệt ruồi: Nước mật trộn với thuốc trừ sâu đựng trong ống bơ hoặc tẩm vào các miếng giấy để treo trên tán cây hấp dẫn ruồi đến để tiêu diệt.
- Sử dụng chất dẫn dụ Vizubon-D và Ruvacon để hấp dẫn thành trùng đực.
- Sử dụng các loại thuốc như Netoxin, Cypermethrin (Cyperin, Decis, Sherzol…) để phòng trừ.
 
Tổng hợp.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây