• Vườn chồi Cà Phê
  • chứng nhận
  • Bơ Sớm
  • Bơ cho quả bói
  • Bơ Dak Farm 11-12-2016
  • Vườn Bơ Dak Farm
  • Chứng nhận 3 năm
  • Chứng nhận bộ nông nghiệp
  • Vườn chồi Bơ
  • Cà Phê TR4
  • Dừa Xiêm lùn
ĐỊA CHỈ CUNG CẤP CÂY GIỐNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT

1/ Thôn 13, xã Đắk Lao, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông (Cây xăng 34 vô 700m) Sơ đồ đường đi
2/  Km 15, QL 14, xã Thuận An, Đắk Mil, Đắk Nông (Giữa Đắk Mil & Đắk Song) Sơ đồ đường đi
3/  Km 17, QL 14, Từ Buôn Ma Thuột  → Gia Lai (Lô sau UBND xã Cuôr Đăng) Sơ đồ đường đi
Điện thoại: 0902. 497.137 - 0988.282.235 - 0945.239.747

Hạn hán đang đe dọa các tỉnh Tây Nguyên

Thứ hai - 02/01/2017 16:58
Dù chỉ mới bắt đầu mùa khô được hơn 1 tháng, nhưng một số tỉnh Tây Nguyên đã lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Dù chỉ mới bắt đầu mùa khô được hơn 1 tháng, nhưng một số tỉnh Tây Nguyên đã lâm vào cảnh thiếu nước trầm trọng. Tại các huyện Krông Bông, Krông Pắk, Lắk (Đắk Lắk); Krông Nô, Đắk Rlấp, Cư Jút, Đắk Glong (Đắk Nông)… các ao hồ đã cạn kiệt, trơ đáy đang đe dọa hàng ngàn hécta cây trồng…

Tình hình hạn hán kéo dài gần 2 tháng nay trên địa bàn huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) đang đẩy hàng trăm hécta cây trồng của người dân đứng trước nguy cơ mất trắng. Trước tình hình này, sáng 19/2, hơn 200 người dân tại xã Quảng Phú đã xuống chặn ngang sông Krông Nô cho nước dâng lên trạm bơm D12 Buôn Sưk phục vụ tưới nước cho gần 90 ha lúa nước và hơn 30ha cà phê. Đến chiều cùng ngày, một đoạn đập dài khoảng 120m, rộng 2m, cao 1,5m chặn ngang sông Krông Nô đã hoàn thành. Để đập được lâu dài, Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông đã phải hỗ trợ 150 chiếc rọ sắt (trị giá khoảng 100 triệu đồng) để đổ đá vào chèn phía dưới thân đập.

Theo ông Lê Văn Tỵ, Chủ nhiệm HTX Thủy nông Quảng Phú, đơn vị quản lý Trạm bơm D12 Buôn Sưk thì gần 2 tháng trở lại đây, trạm bơm thường xuyên ngừng hoạt động do Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah phía thượng nguồn không xả nước. Vì vậy, HTX đã tổ chức người dân ngăn sông dẫn nước vào buồng bơm để cứu hơn 100ha cây trồng của bà con trong xã. Còn theo ông Trần Thanh Tuấn (xã Quảng Phú) thì gia đình ông có 1ha lúa nước đang trong thời kỳ chuẩn bị làm đòng. Do không có nước để tưới nên gần nửa trong số đó đang bị khô héo.

Ông Đinh Tiến Hiển, Quyền Giám đốc Chi nhánh Krông Nô, Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông cho biết: “Thời gian gần đây, sông Krông Nô luôn bị khô cạn do Nhà máy Thủy điện Buôn Tua Srah không xả nước theo cam kết ban đầu. Cụ thể, theo kế hoạch điều tiết hồ chứa thủy điện Buôn Tua Srah, trong tháng 2/2013, mỗi ngày nhà máy sẽ xả 11 giờ 36 phút với lưu lượng 62m3/giây nhưng hiện mỗi ngày chỉ xả tối đa 8-9 giờ và lưu lượng cũng giảm xuống. Điều này đã làm cho các trạm bơm dọc sông Krông Nô không có nước hoạt động, hàng trăm hécta cây trồng của người dân có nguy cơ mất trắng”.

Còn tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), theo ông Trần Văn Thiện, Giám đốc Công ty một thành viên cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk thì tính đến thời điểm hiện tại, sản lượng nước của công ty chỉ còn khoảng 35.000.000m3/ngày đêm, giảm gần 40% so với bình thường. Và mỗi ngày, con số này tiếp tục giảm từ 2-3%, thậm chí lên đến 5%. So với nhu cầu nước của người dân TP Buôn Ma Thuột, mỗi ngày lượng nước cấp ra thiếu từ 10 đến 15 ngàn m3. 

Tại trạm bơm Ea Ko Tam (Buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột), trạm chủ lực cấp nước cho toàn thành phố, hiện chỉ còn 1/4 máy bơm hoạt động do thiếu nước. Mạch nước ngầm tại đây đã mất đi khoảng 1/10 so với lúc bình thường. Phía sau trạm bơm 35 (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) cách đây 2 năm là một hồ nước rộng vài hécta. Thế nhưng hiện tại lòng hồ này đã có thể làm sân… bóng. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở 18 giếng khoan và 3 mạch lộ thiên mà công ty một thành viên cấp nước và đầu tư xây dựng Đắk Lắk đang dùng để cấp nước cho 6 huyện, thị. 

Ông Thiện cho biết, lượng nước bắt đầu suy giảm từ cách đây gần một tháng, buộc đơn vị phải điều tiết bằng cách luân phiên cắt nước. Ngoài ảnh hưởng do thời tiết khô hạn kéo dài trong mùa mưa năm trước, một nguyên nhân khác khiến nguồn nước suy giảm nhanh chóng là vì đang vào vụ tưới cà phê của nông dân. Bên cạnh đó, việc cúp điện tại một số trạm bơm cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước bị thiếu trầm trọng. Không chỉ ở TP Buôn Ma Thuột, tại huyện Krông Pắk và thị xã Buôn Hồ lượng nước cũng thiếu từ 5 đến 10 ngàn m3/ngày đêm và vẫn đang tiếp tục giảm nhanh.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đại Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Đắk Lắk cho biết: “Mùa mưa năm nay kết thúc sớm hơn, lượng mưa ít hơn mọi năm nên hiện lượng nước trên các ao hồ, sông suối và mực nước ngầm giảm kỷ lục, khoảng 40% so với cùng kỳ. Theo dự báo, trong tháng 2 và tháng 3 tới, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk sẽ có mưa trái mùa nhưng lượng mưa không đáng kể, nên chưa thể làm dâng mực nước ngầm”

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây